Đề cương chi tiết Thực tập tốt nghiệp ĐH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

  1. 1.      Thông tin chung về môn học

–         Tên môn học: Thực tập tốt nghiệp (110)

–         Mã môn học: 434043

–         Số tín chỉ: 2

–         Loại môn học:

  • Bắt buộc: X
  • Lựa chọn:

–         Các môn học tiên quyết (những môn phải học trước môn này):  Các môn Công nghệ sản xuất sản phẩm thực phẩm, Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm.

–         Các môn học kế tiếp (những môn học ngay sau môn này): Đồ án tốt nghiệp

–         Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

  • Nghe giảng lý thuyết        : 3 tiết
  • Thực tập ở nhà máy         : 60 giờ
  • Tự học                                : 30 giờ

–         Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Công nghệ Thực phẩm

  1. 2.      Mục tiêu của môn học

–         Kiến thức: Giúp sinh viên củng cố kiến thức của ngành học một cách hệ thống thông qua tìm hiểu các hoạt động trong một nhà máy sản xuất thực phẩm, từ đó sinh viên biết được vai trò của người kỹ sư trong việc điều hành, quản lý ở một đơn vị sản xuất.

–         Kỹ năng: Sinh viên có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình thực tập để tham gia hiệu quả vào công tác của một tổ chức sản xuất thực phẩm.

–         Thái độ, chuyên cần:

  1. 3.      Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ):

Trong thời gian thực tập tại nhà máy, sinh viên tìm hiểu về sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của nhà máy, đặc biệt là bố trí nhân sự tại bộ phận sản xuất; về phương pháp tổ chức sản xuất; về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; về quy trình sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm của nhà máy. Sinh viên cũng có thể tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất hoặc kiểm soát quá trình sản xuất tại nhà máy. Kết quả quá trình thực tập sẽ được sinh viên trình bày bằng báo cáo và được đánh giá bởi Cán bộ hướng dẫn tại nhà máy, Giáo viên hướng dẫn tại khoa và Giáo viên (hoặc hội đồng) phản biện.

  1. 4.      Tài liệu học tập

–         Quy định – Hướng dẫn viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp, 2012, Khoa CNTP, Hutech.

  1. 5.      Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học:

– Thực tập

– Hoạt động nhóm

  1. 6.      Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:

6.1. Trong thời gian thực tập, sinh viên phải tuân thủ các quy định sau:

– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy – quy định và an tòan lao động của đơn vị sản xuất (ĐVSX);

– Tuân thủ lịch thực tập do đơn vị sản xuất bố trí;

– Mỗi nhóm sinh viên thực tập sẽ được sự hướng dẫn của 1 cán bộ hướng dẫn tại đơn vị sản xuất và một giáo viên hướng dẫn tại Khoa;

– Xin phép và báo trước cho cán bộ hướng dẫn ở ĐVSX khi vắng thực tập;

– Có một quyển sổ “Nhật ký thực tập” để ghi chép công việc hàng ngày và kết quả hiểu biết thực tế để nộp lại cho giáo viên hướng dẫn khi kết thúc đợt thực tập;

– Đến gặp giáo viên hướng dẫn hàng tuần để báo cáo tình hình thực tập.

6.2. Báo cáo thực tập (BCTT):

Mỗi sinh viên viết một BCTT theo quy định sau:

– BCTT bao gồm: bản báo cáo và các bản vẽ;

– Nộp BCTT đúng hạn cho GVHD để được ký duyệt;

– Bản báo cáo khi nộp phải có nhận xét của CBHD và đóng dấu của ĐVSX;

– BCTT sẽ được trả lại cho sinh viên sau khi được GVHD ký duyệt cho BVTT;

– Bản báo cáo và các bản vẽ phải có đầy đủ chữ ký của GV hướng dẫn mới được BVTT.

6.3. Sinh viên vi phạm một trong những điều sau đây sẽ bị đình chỉ thực tập hay không được phép BVTT:

– Không chấp hành Nội quy – Quy định và An tòan lao động gây hậu quả nghiêm trọng hay làm ảnh hưởng đến họat động của ĐVSX;

– Vắng mặt (không phép hay có phép) khi đi TT với thời gian vắng trên 20% tổng số thời gian của lịch thực tập (do ĐVSX bố trí);

– Trong quá trình thực tập sinh viên không đến gặp GVHD;

– Sinh viên tự ý thay đổi GVHD mà không được sự đồng ý của Khoa;

– BCTT không hội đủ các điều kiện đã nêu ở mục 6.2;

– Nộp BCTT trễ so với thời gian quy định của Khoa.

  1. 7.      Thang điểm đánh giá

Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét học vụ.

  1. 8.      Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học

– Điểm thực tập bao gồm điểm đánh giá của GVHD (70%) và điểm đánh giá của GV hoặc hội đồng phản biện (30%).

– Sinh viên thuộc mục 6.3 sẽ nhận điểm 0 cho môn học.

 

9. Nội dung chi tiết môn học (Sinh viên chỉ cần in từ phần này trở xuống để nộp nhà máy thực tập)

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong thời gian thực tập tại nhà máy, sinh viên cần thực hành thực tập và tìm hiểu để hoàn thành báo cáo với các nội dung sau:

Chương 1. Tổng quan về đơn vị sản xuất

1. Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất.

2. Địa điểm xây dựng và mặt bằng nhà máy.

3. Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự.

4. Giới thiệu các lọai sản phẩm (chính, phụ) của nhà máy.

5. Công tác vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an tòan lao động và phòng cháy chữa cháy tại nhà máy.

6. Quy trình xử lý phế thải, nước thải và khí thải.

Chương 2. Nguyên liệu sản xuất

1. Nhiệm vụ của từng lọai nguyên liệu.

2. Thu mua, tiếp nhận và tồn trữ nguyên liệu.

Chương 3. Quy trình công nghệ

1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất và thuyết minh từng công đoạn của quy trình; GMP áp dụng cho từng công đoạn sản xuất.

2. Các thiết bị chính: nhiệm vụ, cấu tạo và cách vận hành.

3. Các sự cố trong sản xuất và cách khắc phục

Chương 4. Sản phẩm

1. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

2. Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm.

3. Phương pháp tồn trữ và bảo quản sản phẩm

Chương 5. Nhận xét – Kiến nghị

Trưởng khoa(Ký và ghi rõ họ tên)
Bài này đã được đăng trong THÔNG BÁO. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.